link bài viết đầy đủ:https://mythuat.info/huong-dan-ve-tinh-vat-inox-thuy-tinh-su-trang/
Hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng
Ở video hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, thủy tinh, Sứ trắng này, chúng ta cùng học cách tả chất liệu khác nhau của vật liệu. Ở mỗi chất liệu có mỗi tính chất về độ phản quang, độ trong suốt và độ nhám bề mặt khác nhau. Nếu chỉ là bài vẽ tĩnh vật thông thường, có thể không phải tả quá chính xác chất liệu; mà phải hiểu đặc tính là chính.
Các điểm lưu ý khi vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng
1. Bước dựng hình
Các bước dựng hình cần phân tích về khối cơ bản trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối.
Bố cục tranh tĩnh vật trên giấy không được lệch.
Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo.
Bên cạnh phương pháp dùng que đo; các bạn hãy thử thêm về phương pháp ước lượng. Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ước lượng chính xác hơn đo bằng que đo. Tuy nhiên, đối với các bạn mới học thì thường nên dùng que đo để luyện tập mức độ ước lượng.
Một phương pháp quan trọng nữa là Phương pháp so sánh. Phương pháp này rất quan trọng cần phải luyện tập lâu dài. So sánh ở đây là so sánh tỉ lệ các đoạn hình.
Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo. Dựng hình không phải chỉ là vẽ đường viền của hình.
2. Đánh bóng
Đánh bóng thì nên đánh tổng quát tổng thể khối. Rồi phân mảng đậm nhạt. đừng nên tập trung đánh một chỗ. Sau đó mới tìm ra chỗ phản sáng tức vùng sáng nằm trong tối.
Ở bài tập này, ta cần chú ý đến cách tả chất liệu.
Bình inox thì phản xạ ánh sáng, phần sáng rõ nét, bề mặt nhẵn.
Ly thủy tinh có độ trong suốt, nhìn xuyên qua được diện phía sau. Các diện phía sau thì mờ hơn.
Ly sứ trắng thì có độ phản chiếu ánh sáng vừa phải, bề mặt có độ sần sùi hơn.
Cùng tham khảo phương pháp tả chất liệu theo video bên dưới.
Theo dõi thêm các video hướng dẫn khác tại kênh Youtube của ArtLand.
Nhận xét
Đăng nhận xét