Chuyển đến nội dung chính

VIDEO CLIP HƯỚNG DẪN VẼ ĐẦU TƯỢNG TRUNG NIÊN TRONG 4 BƯỚC


HƯỚNG DẪN VẼ ĐẦU TƯỢNG TRUNG NIÊN

Hướng dẫn vẽ đầu tượng trung niên

Sau khi các bạn học và làm quen với tượng Vạt Mảng, các diện, khối, ngũ quan đã được luyện tập kỹ càng. Bài tập tiếp theo là vẽ đầu tượng trung niên.
Đặc điểm của tượng này là các khối cấu trúc vẫn còn rõ ràng. Các bạn có thể ứng dụng những kiến thức đã học từ tượng vạt mảng để vẽ mà không bị bỡ ngỡ.

Sau đây là các bước cơ bản để vẽ tượng trung niên

Có nhiều phương pháp để dựng hình Đầu tượng. Theo video clip này, chúng tôi sẽ giới thiệu một trong các cách phổ biến.

1. Dựng hình bằng nét thẳng

Bước này là bước ôn lại kiến thức từ đầu tượng vạt mảng. Các khối chính được đơn giản hóa. Đây là cách đơn giản và khoa học, các bạn sẽ định hình được khối chính. Dù cho chưa miêu tả được đặc tính của nhân vật, các bạn cũng đã vẽ được cấu trúc của đầu tượng.
Các phương pháp đo và tỷ lệ ngũ quan, đầu tượng, bố cục là điều cần lưu ý.
Giai đoạn này không cần chú ý vào chi tiết, nhớ là phải thể hiện được đúng khối cấu trúc đã học.
Như video, chúng ta đi từ trong ra ngoài. Vẽ từ ngũ quan: Mắt, mũi, miệng, chân mày, tai. Xác đinh hộp sọ, tóc.
Kết thúc bước dựng hình khối lớn. Ta sẽ có một hình giống tượng vạt mảng.

2. Lên sáng tối lớn (Hướng dẫn vẽ đầu tượng trung niên)

Góc ánh sáng trong videoclip là ánh sáng từ trên xuống chếch 45 độ từ trái qua.
Các quy tắc luôn luôn phải nhớ:
  • Gần đậm xa nhạt
  • Gần rõ xa mờ
  • Gần tối xa sáng
  • Các phần trung gian và bóng đổ
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH

3. Lên chi tiết đầu tượng trung niên

Sau khi đã lên sáng tối lớn đầy đủ, ta bắt đầu đi vào chi tiết.
Các đặc điểm chính của mẫu cần được miêu tả đúng.
Như: dáng mũi, đáy mũi, nhân trung, môi trên, môi dưới, mắt to hay nhỏ, bọng mắt lớn hay nhỏ
Chú ý và các điểm nhấn để bài thêm chiều sâu: Hốc mắt, đáy mũi, cằm, gò má.
Các phần xa như tóc, tai cổ nên đánh nhẹ hơn các phần nhấn. Tuy nhiên cũng cần gợi đủ khối tóc, chi tiết cho tai.
Lưu ý là Tóc chỉ cần gợi khối, nếu tượng có nhiều chi tiết tóc thì nên biết chắt lọc, không nên sa đà vào chi tiết làm mất thời gian.
Mời các bạn xem video clip bên dưới.
Các bước vẽ có thể khác nhau theo tùy người vẽ. Nhưng các điểm lưu ý là quan trọng. Những điểm này là vị trí lấy điểm khi làm bài thi.
Xem thêm các clip khác tại kênh Youtube của Art Land nhé. Link

Trung tâm luyện thi mỹ thuật kiến trúc tốt nhất tp hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VIDEO 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MŨI TƯỢNG

29 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-khoi-mui-tuong/ Hướng dẫn vẽ Khối mũi tượng thạch cao Trung tâm  hấp dẫn ngũ quan  nằm ở mũi. Mũi nằm ở chính giữa của mặt, là phần liên kết của các ngũ quan khác, có tác dụng cực kỳ quan trọng. Bài này sẽ hướng dẫn vẽ khối mũi tượng thạch cao; để hình dung được các khối của mũi. Mũi là bộ phận  tương đối khó  xử lý. Mũi chia làm nhiều diện khác nhau. Lưu ý các diện này để thể hiện được đặc tính của khối mũi. Cấu trúc khối mũi tượng LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND Những điểm cần quan tâm để vẽ mũi được chính xác cấu trúc Hình dáng mặt thẳng của sống mũi Không phải lúc nào sống mũi cũng thẳng theo hình thang. Cần chú ý độ gồ ghề của sống mũi. Độ cao của mũi Cần lưu ý đến độ cao của gốc mũi, là khoảng cách giữa đường thằng gốc mũi và đường liên kết góc trong hai mắt. Đặc điểm này sẽ rất quan trọng khi vẽ...

HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT, INOX, THỦY TINH, SỨ TRẮNG

31 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-tinh-vat-inox-thuy-tinh-su-trang/ Hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng Ở video hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, thủy tinh, Sứ trắng này, chúng ta cùng học cách tả  chất liệu khác nhau  của vật liệu. Ở mỗi chất liệu có mỗi tính chất về độ phản quang, độ trong suốt và độ nhám bề mặt khác nhau. Nếu chỉ là bài vẽ tĩnh vật thông thường, có thể không phải tả quá chính xác chất liệu; mà phải hiểu đặc tính là chính. Các điểm lưu ý khi vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng 1. Bước dựng hình Các bước dựng hình cần phân tích về  khối cơ bản  trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối. Bố cục tranh tĩnh vật trên giấy không được lệch. Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo. Bên cạnh phương pháp dùng que đo; các bạn hãy thử thêm về  phương pháp ước lượng.  Người ta thường lầm về những ưu điểm của p...

4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ TỔ HỢP KHỐI CƠ BẢN

30 Th8 link bài viết đầy đủ:  https://mythuat.info/huong-dan-ve-to-hop-khoi-co-ban/ Hướng dẫn vẽ Tổ hợp Khối Cơ Bản. Sau khi học và luyện tập các khối riêng rẽ, người học đã được luyện tập các  phương pháp đo ;  cách phát nét ;  dựng hình . Mỗi khối cơ bản như: khối vuông; khối trụ; khối chóp; khối cầu có những đặc tính riêng. Khi hiểu rõ các đặc tính đó. Ta cùng luyện tập tổ hợp các khối cơ bản để xét đến  sự tương quan giữa các khối . Cùng thực hành theo hướng dẫn vẽ tổ hợp khối cơ bản. Những lưu ý khi dựng hình tổ hợp khối. 1. Dựng hình. Xác định bố cục của tổ hợp khối trong trang giấy. Xác định khung bao của tổ hợp khối để tránh bị lệch bố cục. Chọn một khối làm chuẩn. Dựng hình 1 khối trước. Lấy khối đó làm chuẩn để dựng hình các khối khác.Ở đây, chúng ta sẽ làm quen với phương pháp đo so sánh các khối. Chú ý tỷ lệ các khối, không bị đổ. Bước 1. Hướng dẫn dựng hình tổ hợp khối cơ bản 2. Lên sáng tối. Lưu ý vị trí nguồn sáng : t...