link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/sanh-cac-nganh-khoi-v-trong-dh-kien-truc/
So sánh các ngành khối v.
Thông thường, khi tư vấn hướng nghiệp cho các bạn sinh viên thi vào trường ĐH Kiến trúc TPHCM; hầu hết các bạn học sinh đều chỉ viết đến ngành Kiến trúc công trình thi khối V. Bên cạnh ngành Kiến trúc công trình; ĐH Kiến trúc còn nhiều ngành cùng tuyển sinh khối V. Các ngành này nằm trong khối ngành thiết kế kiến trúc; có phần kiến thức cơ sở ngành tương đối giống nhau.
Cơ hội việc làm của các ngành này cũng rất tốt. Hãy cùng so sánh các ngành khối V Trong ĐH Kiến trúc TPHCM; qua đó sẽ đưa ra chọn lựa đúng đắn hơn cho ngành học phù hợp với năng lực bản thân.
1. Ngành Kiến Trúc công trình.
Kiến Trúc là tổng hòa của nghệ thuật tạo hình, Điêu Khắc và tổ chức không gian. Một tác phẩm nghệ thuật vừa đẹp lại vừa mang tính công năng, thiết thực. Đây là một ngành làm đẹp cho cuộc sống. Con người và đòi hỏi người học vừa là 1 nghệ sĩ vừa là 1 nhà kỹ thuật.
- Điểm chuẩn năm 2019: 22.85
- Trách nhiệm công việc của Kiến trúc sư công trình:
Công việc chính của Kiến trúc sư công trình là thiết kế công trình nhà ở, văn phòng… theo yêu cầu của khách hàng. Lên dự toán kinh phí cho công trình. Thực hiện giám sát công trình lại công trường để đảm bảo chất lượng công trình.
- Cơ hội việc làm:
Ngành Kiến trúc có một cơ hội việc làm rộng mở cho tất cả các bạn sinh viên. Rất nhiều công ty xây dựng và thiết kế luôn tuyển dụng các cấp độ Chuyên môn. Có thể nói là ngành được nhận diện tốt nhất, có cơ hội việc làm cao.
Cũng vì là ngành được lựa chọn nhiều của nhiều bạn sinh viên; nên là ngành có tính cạnh tranh cao nhất.
Hiện tại, nếu các bạn search tuyển dụng Kiến trúc sư tại Jobstreet sẽ cho kết quả 4.772 việc.
2. Ngành Thiết kế nội thất.
Thiết kế nội thất là ngành mỹ thuật và khoa học sắp xếp nội thất trong không gian để đạt được sự thoải mái và sức khỏe cho người sử dụng không gian. Trong thời nay, các gia đình thường chú trọng vào các thiết bị nội thất gia dụng; sao cho vừa phù hợp công năng; lại vừa có tính thẩm mỹ cao.
- Điểm chuẩn năm 2019: 22.55
- Trách nhiệm công việc của Kiến trúc sư Thiết kế nội thất:
Người làm thiết kế nội thất là người lên kế hoạch, nghiên cứu, quản lý các dự án. Thiết kế nội thất là nghề nghiệp liên quan đa ngành. Nó bao gồm: phát triển concept, bố cục không gian, kiểm tra công trình; nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị thi công… Và một công việc cũng quan trọng không kém là lắng nghe, tư vấn khách hàng.
- Cơ hội việc làm:
Lương khởi điểm đối với sinh viên mới ra trường đao động từ 6 đến 8 triệu đồng/ tháng; nếu bạn có khả năng kinh nghiệm tốt cộng thêm giỏi ngoại ngữ thì có thể có mức lương từ 700 đến 900 USD/ tháng khi đầu quân cho các tập đoàn công ty lớn. Riêng đối với cấp quản lý trong ngành thiết kế nội thất, mức lương có thể lên đến trên 2000 USD/ tháng.
Theo thống kê hàng năm, khu vục phía nam có khoảng hơn 1000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Nội thất. Số lượng khá nhiều, vì thế quy luật đào thải rất khắc nghiệt. Mỗi cá nhân phải thực sự yêu nghề và kiên trì xây dựng kỹ năng nghề nghiệp để có thể thành công.
3. Ngành Cảnh Quan.
Kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực khoa học về tổ chức môi trường sống (tự nhiên và nhân tạo). Phục vụ cho các nhu cầu, các hoạt động đa dạng của con người (cá nhân – cộng đồng). Thông qua cảm thụ cảnh quan (cảm giác và nhận thức các giá trị của không gian xung quanh).
Các nhà quy hoạch đô thị cần có cái nhìn tổng quan. Toàn diện về phát triển và quản lý toàn bộ các thành phố và khu vực. Các Kỹ sư áp dụng phương pháp tính toán khoa học để thiết kế và xây dựng kết cấu công trình. Cơ sở hạ tầng công cộng như đường xá, cầu cống và các tiện ích (điện nước, xử lý chất thải, …)
- Điểm chuẩn năm 2019: 21.20
- Trách nhiệm công việc của Kiến trúc sư cảnh quan:
- Gặp gỡ khách hàng, kỹ sư và kiến trúc sư xây dựng để hiểu các yêu cầu của dự án.
- Chuẩn bị kế hoạch, thông số kỹ thuật và ước tính chi phí.
- Phối hợp sắp xếp các tính năng và cấu trúc đất hiện có và đưa ra đề xuất.
- Chuẩn bị các thiết kế phối cảnh đồ họa của các kế hoạch; sử dụng phần mềm thiết kế và soạn thảo máy tính (CADD)
- Chọn tài liệu cảnh quan phù hợp Phân tích các báo cáo môi trường về điều kiện đất đai, chẳng hạn như tiêu thụ năng lượng và thoát nước,..
- Kiểm tra tiến độ dự án cảnh quan để đảm bảo rằng nó tuân thủ các kế hoạch.
- Cơ hội việc làm: so sánh các ngành khối v
Các vấn đề môi trường và nhu cầu ngày càng tăng đối với thiết kế bền vững; thân thiện với môi trường và không gian mở; sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các dịch vụ của các kiến trúc sư cảnh quan. Ví dụ, kiến trúc sư cảnh quan tham gia vào việc thiết kế mái nhà xanh; được che phủ bởi thảm thực vật và giúp giảm ô nhiễm không khí và nước; cũng như giảm chi phí sưởi ấm và làm mát một tòa nhà. Theo dự đoán, ngành này sẽ tăng trưởng 10% trong 10 năm tới.
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :
4. Ngành Mỹ thuật đô thị.
Trước những thay đổi của đô thị, thẩm mỹ trong không gian kiến trúc dần trở nên một nhu cầu cấp bách và thiết yếu. Từ việc cải tạo hoặc xây mới một không gian nhỏ có tính riêng tư như nhà ở, biệt thự. Cho đến những công trình kiến trúc công cộng phục vụ cộng đồng cũng cần nhiều hơn hàm lượng nghệ thuật trong mỗi công trình.
“Mục tiêu tổng thể của chương trình đào tạo bậc đại học ngành Mỹ thuật Đô thị của trường Đại học Kiến trúc TP.HCM là đào tạo những người có khả năng thiết kế, sáng tạo và thực hiện các công trình mỹ thuật trong không gian kiến trúc đô thị.”
- Điểm chuẩn năm 2019: 21.65
- Trách nhiệm công việc của Kiến trúc sư Mỹ thuật đô thị:
Đây là ngành kết hợp các kiến thức từ Kiến trúc; Cảnh quan; Điêu khắc; Mỹ thuật… Các Kiến trúc sư ngành Mỹ thuật đô thị sẽ chịu trách nhiệm:
- Thiết kế công trình mỹ thuật, tăng tính thẫm mỹ cho không gian công cộng; theo đúng yêu cầu chủ đề.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án; lên khái toán kinh phí.
- Lập bản vẽ, thực hiện các mô phỏng 3D; các việc này hầu hết làm ở văn phòng.
- Thực hiện hoặc thuê nhà thầu thực hiện sản phẩm.
- Giám sát công trình trong lúc thi công.
- Cơ hội việc làm: so sánh các ngành khối v
Những thay đổi về kinh tế, văn hóa những năm gần đây thúc đẩy tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. Cảnh quan đô thị và kiến trúc ở các khu vực phát triển mới của các thành phố đặt ra yêu cầu cấp thiết về một định hướng thẩm mỹ cho không gian đô thị.
Song song đó sự phát triển mất cân đối ở những khu đô thị cũ tạo nên một bức tranh thẩm mỹ kém từ không gian sống đến cảnh quan công cộng của thành phố. Vì thế, nhu cầu của ngành Mỹ thuật đô thị ngày càng tăng cao. Với các yêu cầu gắt gao hơn về mỹ thuật đô thị từ các chính sách của nhà nước.
5. Ngành Quy hoạch vùng và đô thị.
Lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Người làm Quy hoạch là chuyên gia về quản lý, sử dụng, khai thác đô thị; quản lý dự án xây dựng và quản lý phát triển đô thị mới. Thực tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành Quy hoạch vùng và đô thị đang được chú trọng để xử lý vấn đề biến đổi khí hậu hay phát triển một đô thị thông minh, đem đến sự thoải mái nhất cho cuộc sống của cư dân.
- Điểm chuẩn năm 2019: 20.80
- Trách nhiệm công việc của Kiến trúc sư quy hoạch vùng và đô thị:
Kiến trúc sư quy hoạch vùng và đô thị xây dựng các kế hoạch và chương trình sử dụng đất giúp tạo ra các cộng đồng; phù hợp với tăng trưởng dân số và phục hồi các cơ sở vật chất ở các thị trấn, thành phố, quận và khu vực đô thị.
- Cơ hội việc làm:
Làm việc tư vấn quy hoạch tại các công ty tư vấn của nhà nước và tư nhân; bao gồm lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết….
– Công tác nghiên cứu các chuyên ngành sâu của quy hoạch tại các viện nghiên cứu; các phòng nghiên cứu thuộc các Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài Nguyên môi trường… của các thành phố.
Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố HỒ Chí Minh
– Tham gia bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại phòng quản lý đô thị các quận huyện, thị xã…, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố, Sở Xây dựng các tỉnh thành trong cả nước.
Hiện tại, nếu các bạn search tuyển dụng Kiến trúc sư Quy hoạch đô thị tại Jobstreet sẽ cho kết quả 5.217 việc. Vậy đầu ra của ngành này là khả quan và nhiều lựa chọn cho người học.
Hy vọng sau bài viết “SO SÁNH CÁC NGÀNH KHỐI V TRONG ĐH KIẾN TRÚC NĂM 2019” sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các ngành nghề của khối V.
Nhận xét
Đăng nhận xét