Chuyển đến nội dung chính

HƯỚNG DẪN VẼ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

vẽ trang trí đường diềm

HƯỚNG DẪN VẼ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

Chúng ta tiếp tục đến với một bố cục trang trí thường gặp trong thực tế, và cũng rất hay có trong bài thi. Vẽ trang trí đường diềm rất phổ biến. Bạn có thể bắt gặp trên các công trình kiến trúc ở nhiều thời đại. Trên các túi xách, hay hoa văn thổ cẩm. Để làm một bài thi vẽ trang trí với chủ đề trang trí đường diềm, hay còn gọi là hoa văn lặp lại, ta cũng cần có những bước cơ bản sau.

Bước 1: Phân tích nội dung cần truyền tải

Hãy liệt kê các ý chính của bài trang trí để ta không bị lan man lạc đề.
  • Chọn dạng bố cục để thực hiện: Bố cục đường diềm, họa tiết lặp lại.
  • Chọn dạng họa tiết và phương pháp cách điệu họa tiết.
  • Màu chủ đạo theo đề bài.
Họa tiết con ong
Họa tiết con ong

Bước 2: Chọn họa tiết, lên bố cục cho bài

Họa tiết chim và hoa lá
Họa tiết chim và hoa lá
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH

Bước 3: Lên sắc độ

Lên sắc độ
Lên sắc độ
Bài lên sắc độ quan trọng vì cho ta cái nhìn tổng thể khối hình và nền. Nhờ đó ta thấy được sự tương phản giữa hình và nền. Các họa tiết chính và phụ. Nhờ đó sẽ thuận lợi hơn cho bước lên màu tiếp theo.

Bước 4: Lên Màu và hoàn thiện.

Ở bước lên màu, ta cần bám sát vào các liệt kê đã nêu ở bước 1. Bám sát các tính chất quan trọng để bài được mạch lạc và không bị rối.
Bài vẽ trang trí đường diềm có thể còn được ứng dụng vào nhiều biến thể khác nhau. Sau đây là một dạng bài có thể ứng dụng họa tiết đường diềm.
Bước lên màu cho đường diềm
Bước lên màu cho đường diềm
Nếu gặp những dạng như vậy, Ta đừng ngần ngại ứng dụng bố cục đường diềm vào bài thi.
Trung tâm luyện thi mỹ thuật kiến trúc tốt nhất tp hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT, INOX, THỦY TINH, SỨ TRẮNG

31 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-tinh-vat-inox-thuy-tinh-su-trang/ Hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng Ở video hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, thủy tinh, Sứ trắng này, chúng ta cùng học cách tả  chất liệu khác nhau  của vật liệu. Ở mỗi chất liệu có mỗi tính chất về độ phản quang, độ trong suốt và độ nhám bề mặt khác nhau. Nếu chỉ là bài vẽ tĩnh vật thông thường, có thể không phải tả quá chính xác chất liệu; mà phải hiểu đặc tính là chính. Các điểm lưu ý khi vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng 1. Bước dựng hình Các bước dựng hình cần phân tích về  khối cơ bản  trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối. Bố cục tranh tĩnh vật trên giấy không được lệch. Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo. Bên cạnh phương pháp dùng que đo; các bạn hãy thử thêm về  phương pháp ước lượng.  Người ta thường lầm về những ưu điểm của p...

VIDEO 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MŨI TƯỢNG

29 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-khoi-mui-tuong/ Hướng dẫn vẽ Khối mũi tượng thạch cao Trung tâm  hấp dẫn ngũ quan  nằm ở mũi. Mũi nằm ở chính giữa của mặt, là phần liên kết của các ngũ quan khác, có tác dụng cực kỳ quan trọng. Bài này sẽ hướng dẫn vẽ khối mũi tượng thạch cao; để hình dung được các khối của mũi. Mũi là bộ phận  tương đối khó  xử lý. Mũi chia làm nhiều diện khác nhau. Lưu ý các diện này để thể hiện được đặc tính của khối mũi. Cấu trúc khối mũi tượng LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND Những điểm cần quan tâm để vẽ mũi được chính xác cấu trúc Hình dáng mặt thẳng của sống mũi Không phải lúc nào sống mũi cũng thẳng theo hình thang. Cần chú ý độ gồ ghề của sống mũi. Độ cao của mũi Cần lưu ý đến độ cao của gốc mũi, là khoảng cách giữa đường thằng gốc mũi và đường liên kết góc trong hai mắt. Đặc điểm này sẽ rất quan trọng khi vẽ...

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐỒ HỌA MỸ THUẬT VIỆT NAM

16 Th7 link bài viết đầy đủ :  https://mythuat.info/nganh-d Ngành đồ họa là gì? Ngành đồ họa  là ngành mà người học sử dụng tư duy, nghiên cứu, sáng tác các tác phẩm đồ họa tạo hình thuộc các thể loại  tranh in nổi  (khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa…);  tranh in lõm  (khắc kẽm, khắc đồng, khắc mica, in collagraph…);  tranh in phẳng  (trên chất liệu đá, trên kim loại);  tranh in xuyên  (tranh in lưới, in trổ khuôn);  tranh in độc bản ; sử dụng thành thạo, linh hoạt; sáng tạo các chất liệu và kỹ thuật thể hiện tác phẩm theo các xu hướng nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại, đương đại. Các thể loại  tranh in nổi truyền thống  của Việt Nam nổi tiếng có thể kể đến như tranh Đông Hồ; tranh Hàng Trống. Đến sau thế kỷ XX, có thể kể đến một số họa sĩ chuyên khắc gỗ như: Mai Anh, Lưu Thế Ân, Đức Hòa; Nguyễn Văn Cường, Lê Quốc Việt, Vũ Bạch Liên,… Hình 1:  Chăn trâu thổi sáo – tranh Đông Hồ (Nguồn Inte...