Chuyển đến nội dung chính

CÁC LOẠI HÌNH HỌC KHÔNG GIAN VÀ CÁCH VẼ TRONG MỸ THUẬT


Các loại hình học không gian và cách vẽ trong mỹ thuật
link bài viết đầy đủ : https://mythuat.info/hinh-hoc-khong-gian-va-cach-ve/ 

Các loại hình học không gia và cách vẽ trong mỹ thuật

Khái niệm

Hình học không gian (Hình học họa hình) là môn học nghiên cứu cách biểu diễn các đối tượng không gian ba chiều bằng những yếu tố của mặt phẳng (hai chiều) như điểm, mặt phẳng, rồi dùng các yếu tố ấy để giải các bài toán không gian ban đầu.

Mục đích của môn hình học không gian (Hình học họa hình)

Trong các trường kỹ thuật, môn Hình học Họa hình có mục đích cung cấp cho sinh viên với những kiến thức cơ bản để học môn vẽ kỹ thuật, đồng thời để phát triển khả năng tư duy không gian của sinh viên.
Hình học họa hình còn rèn luyện tư duy không gian cho các kỹ sư, kiến trúc sư, họa sĩ mỹ thuật công nghiệp để phát huy tính sáng tạo. Hình học họa hình được xem là môn học trừu tượng, rất khó với sinh viên kỹ thuật, xây dựng và kiến trúc.

Nội dung môn học

  • Phép chiếu (Phép chiếu xuyên tâm, song song, thẳng góc); Điểm, đường thẳng, mặt phẳng; Các phép biến đổi hình chiếu, đường cong và mặt, giao tuyến hai mặt và các trường hợp về giao mặt bậc hai.
  • Hình khối

Hình học không gian 3 chiều – phương pháp hình chiếu phối cảnh

* Khái niệm
hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh
hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh
  • Hình chiếu phối cảnh là hiểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm
* Cách xây dựng hình chiếu phối cảnh của vật thể
  • Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể
  • Tâm chiếu là mắt người quan sát
  • Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm  nhìn gọi là mặt phẳng tầm nhìn
  • Mặt phẳng nằm đứng tưởng tượng được gọi là mặt phẳng hình chiếu hay mặt tranh
Hệ thống thực hiện phép chiếu
Hệ thống thực hiện phép chiếu
  • Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời
* Thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh
  • Từ tâm chiếu kẻ các đường nối với các điểm của vật thể
  • Từ hình chiếu của tâm chiếu trên đường chân trời kẻ các đường tương ứng (thuộc mặt tranh)
  • Các đường tương ứng  cắt nhau tại các điểm. Nối các điểm được  hình chiếu phối cảnh của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu.

Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh

Là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát thực tế.
Có 2 loại hình chiếu phối cảnh: Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ.
  • Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ
Đặc điểm: mặt tranh song song với một mặt của vệt thể
Ứng dụng trong thiết kế nội thất.
Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ
Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ
  • Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ
Đặc điểm: mặt tranh không song song mặt nào của vật thể
Ứng dụng: thiết kế phối cảnh công trình
Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ
Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ
* Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh
hình học không gian
hình học không gian
  • Bước 1: vẽ đường nằm ngang t-t làm đường chân trời
    hình học không gian
    hình học không gian
  • Bước 2 : chọn F’ là điểm tụ trên t-t
    hình học không gian
    hình học không gian
  • Bước 3: Vẽ lại hình chiếu đứng của vật thể
    hình học không gian
    hình học không gian
  • Bước 4: Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm F’
    hình học không gian
    hình học không gian
  • Bước 5: Trên đoạn nối từ hình chiếu đứng đến điểm F’ lấy 1 điểm để xác định chiều rộng của vật thể. Từ điểm đó kẻ các đường song song với cạnh của vật thể.
    hình học không gian
    hình học không gian
  • Bước 6: Nối các điểm tìm được thì ta được hình chiếu phối cảnh của vật thể vẽ phác.
    hình học không gian
    hình học không gian
  • Bước 7: Tô đậm các cạnh thấy của vật thể và hoàn thiện hình chiếu phối cảnh đã dựng.
    hình học không gian
    hình học không gian
*Chú ý:
Muốn thể hiện mặt nào của vật thể có thể chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hình chiếu đứng
Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể.

Hình học không gian 2 chiều – hình khối  trong mỹ thuật.

  • Khối lập phương
Trong không gian hai chiều, khối lập phương còn được gọi là hình vuông. Trong không gian ba chiều, ngoài chiều ngang và chiều cao, khối lập phương còn có chiều sâu.
hình học không gian
hình học không gian
  • Khối lục giác
Khối lục giác là bài tập tiếp theo của khối lập phương, với tính chất & tỉ lệ hơi khác một chút, nhưng khối lục giác và khối lập phương khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành tiền đề của bất kì vật thể nào sau này trong không gian.
hình học không gian
hình học không gian
  • Khối trụ
Trong không gian có hai dạng khối, đó là khối tròn & khối phẳng. Khối trụ chính là dạng khối tròn của khối lục giác. Vì vậy cấu trúc của khối trụ cũng giống Khối cầu.
hình học không gian
hình học không gian
  • Khối cầu
Là một trong hai khối quan trọng nhất trong tất cả các khối kỷ hà, cùng với khối lục giác, khối cầu là cơ sở tạo hình cho rất nhiều vật thể phức tạp. Hiểu rõ cấu trúc cũng như cách phân tích nguyên lý sáng tối dựa vào cấu tạo vật thể sẽ giúp học viên dễ dàng hơn trong việc diễn tả khối tròn sau này.
hình học không gian
hình học không gian

Tầm quan trọng của hình học không gian trong mỹ thuật

Không gian là sự trống trải, không có gì xung quanh một tác phẩm, hoặc một yếu tố nào đó của nghệ thuật. Không gian có thể có hai chiều, ba chiều, nó có thể sinh ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu bạn sử dụng không gian ít cho tác phẩm của mình, người xem sẽ thấy chật chội, gò bó, bức bối. Ngược lại nếu bạn cho người xem nhiều không gian thì họ sẽ thấy thoải mái, thư thái.
Tất nhiên không phải ai cũng vậy, có những người chỉ cảm thấy an toàn khi ở trong một không gian chật hẹp, và rất sợ khi đối diện với những không gian rộng rãi.
Trung tâm luyện thi mỹ thuật kiến trúc tốt nhất tp hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT, INOX, THỦY TINH, SỨ TRẮNG

31 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-tinh-vat-inox-thuy-tinh-su-trang/ Hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng Ở video hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, thủy tinh, Sứ trắng này, chúng ta cùng học cách tả  chất liệu khác nhau  của vật liệu. Ở mỗi chất liệu có mỗi tính chất về độ phản quang, độ trong suốt và độ nhám bề mặt khác nhau. Nếu chỉ là bài vẽ tĩnh vật thông thường, có thể không phải tả quá chính xác chất liệu; mà phải hiểu đặc tính là chính. Các điểm lưu ý khi vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng 1. Bước dựng hình Các bước dựng hình cần phân tích về  khối cơ bản  trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối. Bố cục tranh tĩnh vật trên giấy không được lệch. Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo. Bên cạnh phương pháp dùng que đo; các bạn hãy thử thêm về  phương pháp ước lượng.  Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ư

VIDEO 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MŨI TƯỢNG

29 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-khoi-mui-tuong/ Hướng dẫn vẽ Khối mũi tượng thạch cao Trung tâm  hấp dẫn ngũ quan  nằm ở mũi. Mũi nằm ở chính giữa của mặt, là phần liên kết của các ngũ quan khác, có tác dụng cực kỳ quan trọng. Bài này sẽ hướng dẫn vẽ khối mũi tượng thạch cao; để hình dung được các khối của mũi. Mũi là bộ phận  tương đối khó  xử lý. Mũi chia làm nhiều diện khác nhau. Lưu ý các diện này để thể hiện được đặc tính của khối mũi. Cấu trúc khối mũi tượng LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND Những điểm cần quan tâm để vẽ mũi được chính xác cấu trúc Hình dáng mặt thẳng của sống mũi Không phải lúc nào sống mũi cũng thẳng theo hình thang. Cần chú ý độ gồ ghề của sống mũi. Độ cao của mũi Cần lưu ý đến độ cao của gốc mũi, là khoảng cách giữa đường thằng gốc mũi và đường liên kết góc trong hai mắt. Đặc điểm này sẽ rất quan trọng khi vẽ góc nghiêng của tượng. Khố

TOP 5 ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

15 Th2 link bài viết đầy đủ:  https://mythuat.info/top-5-dai-hoc-dao-tao-nganh-thiet-ke-do-hoa/ Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa. Ngành thiết kế đồ họa  và một ngành đang có nhu cầu cao trong tuyển dụng. Khi phương tiện truyền thông đa hạ tầng phát triển, đòi hỏi về nhân lực trong ngành này rất cao; vì thế ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành được các bạn trẻ ưu chuộng hiện nay. Tuyển dụng trong ngành thiết kế đồ họa thường không đòi hỏi về bằng cấp mà chú trọng vào kỹ năng và tay nghề. Tuy nhiên, để có một nền tảng kiến thức tốt và có thể phát triển xa trong nghề; việc lựa chọn một chương trình đào tạo phù hợp là một bước khởi đầu đúng đắn cho các bạn trẻ. Sau đây là  top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa  mà các bạn có thể tham khảo. Ngành thiết kế đồ họa đại học Kiến trúc 2020 LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC LỚP : FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND 1. Đại học Kiến trúc TPHCM – Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết