Chuyển đến nội dung chính

SỰ TINH TẾ VỀ NÉT CỦA MÔN VẼ KÝ HỌA


sự tinh tế về nét của môn ký họa



Ký hoạ sơ lược

Ký họa là một trong những môn nghệ thuật độc đáo.
Ký họa là vẽ, ghi nhanh, thậm chí rất nhanh để kịp giữ lại cái thần của nhân vật hay của đối tượng sáng tác. Bởi nếu khoảnh khắc ấy qua đi, cái thần khó tìm lại được. Vì vậy, các họa sỹ đã dùng ký họa để phác thảo mẫu nhân vật rồi sắp xếp thành bố cục. Đây được xem là một bước quan trọng trong quá trình hoàn thành một tác phẩm.

Cái thần của ký hoạ bắt nguồn từ…

Bước đầu tiên khi bắt đầu một bức tranh, ký họa chính là bước quan trọng. Để người họa sĩ có thể phác ra những ý tưởng của mình trên giấy và có cái nhìn bao quát nhất về ý tưởng của mình.
Tranh ký họa đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tầm nhìn bao quát, có chiều sâu khi thể hiện trên hình vẽ. Nắm bắt nhanh tất cả những hoạt động, khoảnh khắc thú vị nhất. Về hình dáng đặc điểm của đồ vật, con người, phong cảnh.
Kỹ năng để vẽ tranh ký họa còn đòi hỏi người sáng tác phải nhanh tay, nhanh mắt ký họa những khoảnh khắc bất chợt. Những khoảnh khắc càng hiếm hoi, độc và lạ càng được đánh giá cao.
Người vẽ cần trang bị hiểu biết về cấu trúc cơ thể người, cấu trúc của vật thể, các nguyên lý ánh sáng, bóng đổ, định luật xa gần,…Giúp cho việc vẽ kí họa được nhanh chóng và chính xác.

Giới thiệu và công cụ dùng trong ký hoạ

Công cụ dùng trong kí họa, xét về loại hình thì tương đối đơn nhất, nhưng có rất nhiều kiểu dáng. Cho nên, bất luận bạn muốn chọn dùng loại công cụ có hình dáng như thế nào, điều kiện đầu tiên là cẩm phải hiểu rõ tính năng của nó. Người mới học tốt nhất chỉ nên nắm bát tính năng của hai loại công cụ trở lên. Sau đó dần dần mới học cách vận dụng những công cụ khác.
Dựa trêm tính năng của các công cụ mà nói, bất luận là loại công cụ nào đếu có nhưng ưu và khuyết điểm của nó. Đối với những người mới bắt đầu học, đầu tiên nên sử dụng loại bút chì tương đối mền là tốt nhất. Vì như thế sẽ thuận lợi hơn cho việ sửa chữa bưc tranh mà bạn đang vẽ. Nhưng đồng thời cũng phải chú ý luyện tập dần dần khả năng khái quát và tính quyết đoán trong nét bút. Tránh việc phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
Đến khi đã có một nền tảng tương đối về mỹ thuật, cũng như đẫ năm bắt được một số tính năng của các công cụ. Bạn có thể căn cứ vào nội dụng bức tranh cần diễn đạt và cảm hứng nghẹ thuật của mình mình để lựa chọn công cụ phù hợp nhất.
  1. BÚT: thường dùng bút chì (nên dùng bút chì mềm), bút chì thợ mộc, bút than,… Ngoài ra còn có than, bút sắt, màu nước, mực tàu,…
  2. GIẤY: giấy phác thảo, giấy trắng, giấy vẽ hình mẫu, giấy in, giấy ký họa.
  3. CÔNG CỤ HỖ TRỢ: bản vẽ hoặc khung giấy, dao nhỏ, tẩy..
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ KÝ HỌA :

Các loại tranh ký hoạ phổ biến

A/ Tranh ký họa phong cảnh đơn giản

Mục đích của ký họa phong cảnh là nâng cao năng lực phát họa. Đồng thời đẩy mạnh khả năng khái quát và năm bắt chỉnh thể của đối tượng
Trong ký họa phong cảnh, bất luận đang đối diện với một cảnh vật hết sức phức tạp. Hay chỉ là một ngọn cỏ, thân cây, viên gạch hay một bức tường. Điều đầu tiên suy nghĩ đến là chọn cảnh và nắm bắt cấu hình.

Tranh kí họa phong cảnh đơn giản
Tranh ký họa phong cảnh đơn giản

Hình thức biểu hiện của ký họa phong cảnh thông thường sử dụng các phương pháp đường nét, độ sáng tối. Hoặc kết hợp giữa đường nét và độ sáng tối. Đương nhiên cũng dựa trên đối tượng khác nhau mà sử dụng phương pháp biểu đạt đa dạng, sáng tạo và phù hợp.
Khi vẽ tranh ký họa người vẽ cần chú ý bắt được hình lớn, hướng lớn, sau đó mới lên chi tiết. Sử dụng kiến thức về hình khối, đường nét, phối cảnh, giải phẫu,… giúp cho bài vẽ được sâu hơn.
Cây là đối tượng thường gặp trong kí họa phong cảnh. Cây có chủng loại vô cùng phong phú, cành lá thưa dày, rối rắm, cho nên phải căn cứ vào đặc trưng và quy luật phát triển của chúng. Để nguyên cứu và đưa ra phương pháp biểu hiện cụ thể. Nguyên tắc thông thường của vẽ cây cối là: lá nhiều cành ít, vẽ lá trước, cành nhiều ; cành nhiều lá ít, vẽ cành trước, sau đó tiếp tục vẽ nhánh và lá. Nói chung đều này còn tùy thuộc vào từng cảnh, từng người. Không bắt buộc phải thông nhất trong một nguyên tắc.

Tranh ký họa
Tranh ký họa

B/ Tranh ký họa dáng người


Ký họa dáng người
Ký họa dáng người

Hình Họa:

Hình họa là tổng hợp của sự hài hòa về mặt tỉ lệ , diện khối, ánh sáng. Để có một bài hình họa vẽ người tốt đòi hỏi phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài bao gồm các quá trình:
– Dựng hình
– Phân mảng
– Nhấn nét
– Phủ sáng tối
– Lên bóng
  1. Bước dựng hình:

Ở bước dựng hình yêu cầu chủ yếu là về mặt tỉ lệ. Cụ thể là tỉ lệ giữa chân – tay – đầu – cổ, hướng mặt – trục thân – tay – chân..vv. Bước này cực kì quan trọng bởi nó là nền móng cho 1 bài hình họa. Mọi chi tiết sau này đều dựa vào khung hình của giai đoạn này.
Trong giai đoạn này cần có cái nhìn tổng thể về đặc điểm nhân vật. Từ đó đưa ra những nhận xét để định hướng bài vẽ như:
– Mẫu gầy hay béo?
– Cao hay thấp?
– Tỉ lệ thân trên và dưới có chênh lệch ( người lưng dài chân ngắn hoặc ngược lại?
– Phần đầu so với phần thân to hay nhỏ?
Sau cái nhìn và đánh giá về tổng thể nên vẽ phác thảo mẫu trước bằng kí họa nhanh phần dáng.

bước dựng hình
bước dựng hình

  1. Phân mảng:

Gợi lên các mảng sáng tối và kết cấu của từng phần trên cơ thể.
Giai đoạn này cần có kiến thức về giải phẫu xương và cơ. Để hiểu rõ và từ đó phân mảng cho đúng.

Phân mảng
Phân mảng

  1. Nhấn nét:

Độ đậm nhạt của nét khiến các mảng (diện) chia mềm mại không bị cứng. Đồng thời giai đoạn này giúp xác định hướng sáng tác động lên mẫu.
  1. Phủ sáng tối:

Củng cố thêm hướng sáng, tối tác động lên mẫu, tăng cường sắc độ cho các chi tiết một cách rõ ràng hơn.
  1. Lên bóng:

Đẩy sâu thêm các chi tiết bao gồm: chân dung, cổ, thân, tay, chân..vv để hoàn thiện một bài hình họa. Giúp bài lên được chất liệu da thịt và mềm mại, gần mẫu hơn.
Là phương pháp chỉ lấy hướng chính của đầu, vai, trục thân, hướng chân, tay. Tức là chỉ lấy hình dáng và những đặc điểm chính của mẫu.
Để tập luyện phương pháp này, trước tiên hãy dùng một bức ảnh chụp sẵn. Bước đầu có thể vẽ trực tiếp lên ảnh. Sau khi đã làm quen rồi có thể vẽ lại theo ảnh.
Sau đó lấy các trục phần đầu, thân, hông, chân tay và bắt điểm chính như đầu vai, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân…

Lên bóng
Lên bóng

Ký Họa Người khác Hình Họa ở điểm nào:

Ký họa là bắt nhanh dáng người, tỉ lệ, hướng hình sau đó vận dụng kiến thức về giải phẫu. Tỉ lệ người, cấu trúc cơ thể người, kết hợp với thực tế cho ra một tắc phẩm hoàn thiện. Một dáng người đang hoạt động nếu chúng ta có dùng trí nhớ tốt đến mấy cũng khó có thể vẽ đúng được. Phải kết hợp giữa trí nhớ và sự hiểu biết về các quy luật, cấu trúc mới có thể hoàn thiện được một bài kí họa nhanh.
Trong việc học vẽ hình họa, người học thường xuyên luyện tập kí họa trước 1 bài hình họa để giúp bắt được dáng chính, tỉ lệ lớn. Và sự chuyển động của các khối lớn trong cơ thể. Vẽ ký họa còn giúp tăng cường khả năng ước lượng của mắt, tư duy hình khối nhanh trong không gian.
Như vậy một người nếu chưa nắm về giải phẫu cơ thể người, các khối lớn hoặc sự thay đổi hình dáng của các nhóm cơ khi hoạt động. Thì khó có thể vẽ nhanh một bài kí họa. Và cũng khó có thể vẽ sâu một bài kí họa thâm diễn.

Vẽ ký hoạ đòi hỏi trí nhớ và sự quan sát

Đầu tiên người học vẽ phải tập ký họa những dáng đứng cơ bản, sau đó đến những dáng có sự chuyển động phức tạp. Sau một thời gian làm quen, hãy bắt đầu vẽ lại những người xung quanh. Giai đoạn này nên lấy những người đang ngồi hoặc đứng. Họ đang tập trung làm một việc gì đó  trong một khoảng thời gian là vài phút.
Vì mẫu thật luôn chuyển động không ngừng nên sau khi bắt dáng xong cần vẽ lại theo trí nhớ. Tức là trong quá trình chọn mẫu vẽ nên để ý đến đặc điểm của họ. Như: gầy hay béo, cao hay thấp, mặc quần (dài, đùi, quần bò…vv) áo (dài tay, cộc tay, áo len..vv) như thế nào?
Ở giai đoạn hoàn thiện này đòi hỏi trí nhớ và sự quan sát của bạn rất nhiều.

Tranh ký họa
Tranh ký họa

Kết luận

Tranh ký họa chủ yếu được thể hiện bằng các nét bút mềm mại. Nhiều bức kí họa không tô màu nhưng vẫn đảm bảo truyền được thông điệp đến người xem. Nếu bạn muốn học vẽ tranh và trở thành một người nghệ sĩ tài ba thì trước hết bạn nên tập vẽ tranh ký họa thành thạo trước đã nhé!
Trung tâm luyện thi mỹ thuật kiến trúc tốt nhất tp hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT, INOX, THỦY TINH, SỨ TRẮNG

31 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-tinh-vat-inox-thuy-tinh-su-trang/ Hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng Ở video hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, thủy tinh, Sứ trắng này, chúng ta cùng học cách tả  chất liệu khác nhau  của vật liệu. Ở mỗi chất liệu có mỗi tính chất về độ phản quang, độ trong suốt và độ nhám bề mặt khác nhau. Nếu chỉ là bài vẽ tĩnh vật thông thường, có thể không phải tả quá chính xác chất liệu; mà phải hiểu đặc tính là chính. Các điểm lưu ý khi vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng 1. Bước dựng hình Các bước dựng hình cần phân tích về  khối cơ bản  trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối. Bố cục tranh tĩnh vật trên giấy không được lệch. Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo. Bên cạnh phương pháp dùng que đo; các bạn hãy thử thêm về  phương pháp ước lượng.  Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ư

VIDEO 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MŨI TƯỢNG

29 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-khoi-mui-tuong/ Hướng dẫn vẽ Khối mũi tượng thạch cao Trung tâm  hấp dẫn ngũ quan  nằm ở mũi. Mũi nằm ở chính giữa của mặt, là phần liên kết của các ngũ quan khác, có tác dụng cực kỳ quan trọng. Bài này sẽ hướng dẫn vẽ khối mũi tượng thạch cao; để hình dung được các khối của mũi. Mũi là bộ phận  tương đối khó  xử lý. Mũi chia làm nhiều diện khác nhau. Lưu ý các diện này để thể hiện được đặc tính của khối mũi. Cấu trúc khối mũi tượng LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND Những điểm cần quan tâm để vẽ mũi được chính xác cấu trúc Hình dáng mặt thẳng của sống mũi Không phải lúc nào sống mũi cũng thẳng theo hình thang. Cần chú ý độ gồ ghề của sống mũi. Độ cao của mũi Cần lưu ý đến độ cao của gốc mũi, là khoảng cách giữa đường thằng gốc mũi và đường liên kết góc trong hai mắt. Đặc điểm này sẽ rất quan trọng khi vẽ góc nghiêng của tượng. Khố

TOP 5 ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

15 Th2 link bài viết đầy đủ:  https://mythuat.info/top-5-dai-hoc-dao-tao-nganh-thiet-ke-do-hoa/ Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa. Ngành thiết kế đồ họa  và một ngành đang có nhu cầu cao trong tuyển dụng. Khi phương tiện truyền thông đa hạ tầng phát triển, đòi hỏi về nhân lực trong ngành này rất cao; vì thế ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành được các bạn trẻ ưu chuộng hiện nay. Tuyển dụng trong ngành thiết kế đồ họa thường không đòi hỏi về bằng cấp mà chú trọng vào kỹ năng và tay nghề. Tuy nhiên, để có một nền tảng kiến thức tốt và có thể phát triển xa trong nghề; việc lựa chọn một chương trình đào tạo phù hợp là một bước khởi đầu đúng đắn cho các bạn trẻ. Sau đây là  top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa  mà các bạn có thể tham khảo. Ngành thiết kế đồ họa đại học Kiến trúc 2020 LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC LỚP : FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND 1. Đại học Kiến trúc TPHCM – Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết