Sư phạm Mỹ Thuật có phải là học xong sẽ làm Giáo Viên Dạy Vẽ ?
link bài viết đầy đủ :https://mythuat.info/su-pham-my-thuat/
I/ Ngành Sư Phạm Mỹ Thuật.
1./ Khái quát:
Trong những năm gần đây, đất nước đang trên đà hiện đại hóa. Phát triển toàn diện là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội. Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần sự tiếp nối, bồi đắp của Mỹ Thuật. Chính vì thế các nhà thiết kế, các Họa sĩ, Kiến Trúc sư mới có đất thể hiện.
Một giám đốc marketing bình thường có cần phải có kiến thức mỹ thuật không?
Phải nói rằng thị hiếu thẩm mỹ là cái quan trọng nhất cần được nâng cao. Nếu một giám đốc nắm trong tay quyền sinh sát của một mặt hàng. Không nhận định tốt các phác thảo của designer. Một lựa chọn sai lầm có thể dẫn đến thảm họa. Vị giám đốc kia không cần phải vẽ đẹp, mà chỉ cần anh ta nhận định tốt được giá trị thẩm mỹ của thiết kế do nhân viên mình làm ra. Hoặc chí ít họ còn góp ý và định hướng được cho các chuyên viên của mình.
Các bạn biết đấy designer thì có thể thiết kế rất đẹp nhưng hiểu biết về thị trường thì chỉ có giám đốc marketing mới nắm được.
Tóm lại:
Những điều trên cho thấy, một khu vực rộng lớn cho ngành Sư Phạm Mỹ Thuật hoạt động. Đào tạo cho tất cả mọi người từ nhỏ đến lớn. Nâng cao được thị hiếu thẩm mỹ. Nâng cao được kỹ năng, sự khéo léo, sự sáng tạo trong mỗi con người. Đúng như vậy, ở nước ngoài như Nhật. Con trẻ được đi học vẽ từ nhỏ, được giảng dạy về các bức tranh của danh họa trong bảo tàng.
Xem tranh , tác phẩm mỹ thuật từ nhỏ khiến cho thị hiếu thẩm mỹ của trẻ tăng cao theo thời gian. Như vậy một nền giáo dục thẩm mỹ đúng là phải giúp cho trẻ có được tư duy đúng, hiểu đúng về nghệ thuật.
Ngành Sư Phạm Mỹ Thuật ra đời, nơi đào tạo là trường Đại Học Mỹ Thuật. Khối thi là khối H, phải thi môn năng khiếu là vẽ chân dung và vẽ bố cục màu.
2./ Hiện trạng:
Thực tế ở nước ta chưa chú trọng đến việc đào tạo cho trẻ từ 3 đến 15 tuổi về thẩm mỹ học. Kỹ năng chỉ là thứ yếu, tư duy mới là cái phải thay đổi. Tuy nhiên nước ta đang trên đà phát triển. Mỹ thuật cũng bắt đầu được đưa vào chương trình học của học sinh. Nguồn nhân lực chủ yếu còn khá ít. Vì một năm trường Mỹ Thuật chỉ đào tạo ra gần 30 Cử nhân Sư phạm Mỹ Thuật. Cạnh tranh không cao, dẫn đến nhiều cơ hội việc làm.
3./ Mục tiêu đào tạo:
Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên chuyên ngành Mỹ thuật tạo hình. Từ cấp tiểu học, trung học, đại học,…Cung ứng cho xã hội lực lượng giảng viên Mỹ Thuật có trình độ cao.
4./ Hướng phát triển trong tương lai:
Sinh viên ngành này nếu nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Có thể lấn sân lĩnh vực khác như thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, vẽ tranh tường trang trí nội thất, họa sĩ tạo hình, họa sĩ minh họa,… Chỉ cần học thêm một số môn học.
Ví dụ: nếu muốn làm về chuyên ngành trang trí nội thất thuộc lĩnh vực thiết kế. Có thể học thêm nguyên tắc tổ chức không gian; Chất liệu trong thi công nội thất; Tổ chức thi công,… Làm về chuyên ngành thiết kế đồ họa có thể bổ sung thêm khả năng vẽ máy.
Khả năng thích ứng và chuyển đổi công việc rất cao một khi đã có kỹ năng chuyên ngành tốt. Có thể học thêm thạc sĩ hoặc tiến sĩ nếu gắn bó với nghiệp sư phạm.
Có thể nói rất đa dạng và phong phú. Rất nhiều ngành nghề có thể lựa chọn. Sinh viên có thể tự do chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình.
II/ Thông tin tuyển sinh ngành Sư Phạm Mỹ Thuật.
Phạm vi tuyển sinh: tuyển sinh trong cả nước
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đăng ký thi vào Trường là những người có năng khiếu về Mỹ thuật và có đủ các điều kiện dự thi theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức tuyển sinh: tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển môn Ngữ văn.
Chỉ tiêu tuyển sinh:
* Hệ Đại học đào tạo 4 năm:
- Sư phạm mỹ thuật (52140222) : 20 Chỉ tiêu
Thí sinh dự thi các môn năng khiếu do Nhà trường tổ chức và xét tuyển môn Ngữ văn có điểm từ 5 trở lên, Nhà trường sẽ đưa vào danh sách xét tuyển chính thức. Căn cứ vào kết quả tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển từng ngành đào tạo theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu và đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Cụ thể ngưỡng điểm tối thiểu của từng môn như sau:
- Quy định về ngưỡng điểm thi chuyên môn: Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 5 điểm trở lên đối với mỗi môn thi, (chưa nhân hệ số đối với môn hình họa và môn Tượng tròn). Thí sinh có điểm thi chuyên môn dưới 5 điểm xem như không trúng tuyển.
- Quy định cụ thể về việc xét tuyển môn Ngữ văn (hệ số 1): Thí sinh chỉ được xét tuyển môn ngữ văn khi đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trường thực hiện theo 03 phương án sau:
+ Xét tuyển môn Ngữ văn được căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn của Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên.
+ Xét tuyển học bạ đối với môn Ngữ văn lớp 10,11,12, Trung học phổ thông đối với thí sinh có học lực môn ngữ văn từ 6 điểm trở lên (trung bình cộng 3 năm).
+ Thí sinh được xét điểm trung bình cộng môn ngữ văn các năm học 10, 11, 12 cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề không tổ chức thi tốt nghiệp môn ngữ văn có học lực môn ngữ văn từ 6 điểm trở lên (trung bình cộng 3 năm).
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH
III/ Nội dung các môn học:
Nội dung các môn học xoay quanh Kỹ năng thể hiện và tư duy sáng tạo. Cái kết quả cần phải đạt được là tư duy tạo hình. Hiểu rõ được ngôn ngữ của Hội Họa. Chính vì thế các môn như Hình Họa toàn thân; Bố Cục tranh các chất liệu khác nhau là sự lựa chọn hàng đầu.
Ngoài ra còn có những học phần liên quan đến lý luận phê bình mỹ thuật như: Lịch sử Mỹ Thuật thế giới, Lịch sử Mỹ Thuật Việt Nam. Các môn học như giải phẫu; luật viễn cận; nguyên lý thị giác; là những môn học được sinh viên yêu thích và chăm chú.
Nhưng điều đáng nhớ và được yêu thích nhất có lẽ là học phần thực tế. Sinh viên được đi thực tế xa nhà gần 1 tháng mỗi năm học. Họ được đến những vùng đất mới xa xôi. Sinh sống và tác nghiệp tại đó. Sau các kỳ đi ký họa như thế là vào đợt chấm bài và các sinh viên ai cũng nhận ra sự tiến bộ của mình trong thời gian qua.
Ngành học duy nhất ở trường ĐH Mỹ Thuật được trải nghiệm tất cả các chất liệu nghệ thuật: Sơn mài; sơn dầu; lụa; màu nước; đồ họa truyền thống; thiết kế đồ họa;…Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và phát triển thế mạnh của mình.
IV/ Cơ hội việc làm và phát triển:
Cử nhân ngành Sư Phạm Mỹ Thuật được học hầu hết các kiến thức của hội họa. Mỹ thuật là cái nôi của thiết kế và sáng tác. Khi đã có cái cơ bản vững chắc, tư duy đúng. Cử nhân ngành này có thể dạy học ở các trường cấp 1,2,3 và mầm non. Dạy Đại Học nếu có bằng Thạc Sĩ. Dạy cho trung tâm Mỹ thuật địa phương.
Học thêm các chứng chỉ tin học như Photoshop, illustrator, 3d max có thể làm thiết kế đồ họa 2d hoặc 3d.
Vẽ minh họa truyện, sách,…Làm trong tòa soạn. Nếu có đam mê có thể trở thành Họa sĩ sáng tác tranh. Đem tranh mình ra thế giới.
Nói chung, một khi đã có cơ sở mỹ thuật vững chắc. Học viên có thể học thêm các chứng chỉ khác để rẽ hướng sang các chuyên ngành gần. Các chuyên ngành liên quan đến hội họa đều có thể tham gia. Thậm chí đã từng có những nhà thiết kế nội thất và thời trang nổi tiếng xuất phát từ môi trường Mỹ Thuật này.
V/ Luyện thi Sư Phạm Mỹ Thuật TP HCM.
- Vì lý do thi 2 môn vẽ trong đó có 1 môn nhân hệ số 2 là môn vẽ hình họa chân dung. Thí sinh nếu muốn thi tốt môn này phải tổ chức học luyện thi tại các trung tâm dạy luyện thi mỹ thuật khối H.
- Môn thứ 2 là bố cục màu, đa số các bạn nếu chưa học qua môn này thường lầm lẫn với vẽ phong cảnh.
- Các thí sinh nên tham gia lớp vẽ luyện thi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
- Art land là trung tâm đào tạo mỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy luyện thi khối H. Chúng tôi có các học viên đạt điểm số cao trong kỳ thi tuyển sinh. Giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ mỹ thuật tại trường ĐH Mỹ Thuật TP HCM.
Nhận xét
Đăng nhận xét