link bài viết cụ thể: https://mythuat.info/phuong-phap-trang-tri-hinh-chu-nhat-co-ban/
PHƯƠNG PHÁP TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT CƠ BẢN
Trang trí hình chữ nhật được ứng dụng rất nhiều vào thực tiễn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp phải rất nhiều những vật có hình chữ nhật như là cây thước kẻ, hộp, bảng hiệu, điện thoại,… Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu và hỗ trợ các bạn và phương pháp cơ bản trong trang trí với vật dụng có hình chữ nhật
Khái niệm hình chữ nhật
Theo toán học, hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vuông. Và hình chữ nhật cũng là một hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
Trang trí hình chữ nhật là gì?
Trang trí hình chữ nhật được xem là phương pháp sắp xếp các yếu tố trang trí như đường nét, hình mảng, màu sắc, theo các nguyên tắc trang trí để tạo nên một bố cục hợp lý, thống nhất về mọi mặt, trong một hình chữ nhật có giới hạn và diện tích cụ thể.
Bố cục trong trang trí hình chữ nhật là bố cục khép kín, trọn vẹn trong phạm vi hình trang trí.
Đặc điểm bố cục trang trí hình chữ nhật
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh song song, khác nhau về độ dài và có bốn góc vuông. Trọng tâm của hình là khu vực giữa hình có tâm điểm là giao của hai đường chéo. Khi bố cục cần chú ý cạnh có độ dài, sự chênh lệch giữa hai cạnh. Đồng thời, nhờ sự phát triển theo chiều dài có tính định hướng làm cho bố cục chữ nhật linh hoạt hơn hình vuông. Cũng nhờ điều này, chúng ta có nhiều cách giải quyết bố cục để nhấn mạnh đặc điểm hình chữ nhật.
Các nguyên tắc trang trí cơ bản trong trang trí hình chữ nhật
Nguyên tắc đối xứng
Nguyên tắc đối xứng hay còn gọi là nguyên tắc đăng đối. Đây là phương pháp sắp xếp các yếu tố về đường nét, hình mảng, màu sắc theo trục đối xứng để tạo nên sự cân bằng.
Các yếu tố này được được nhắc lại, ngược chiều qua một trục. Tất cả chúng tạo nên một đơn vị họa tiết hoàn chỉnh được gọi là đối xứng tuyệt đối.
Nguyên tắc nhắc lại
Nghĩa là sử dụng phương pháp lặp lại nhiều lần một yếu tố tạo hình nào đó trong một bố cục trang trí. Họa tiết được nhắc lại có thể được giữ cùng chiều với họa tiết ban đầu. Tuy nhiên chúng cũng có thể được thay đổi theo hướng ngược lại.
Nhắc lại hoàn toàn
Là các yếu tố đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt được nhắc lại trọn vẹn.
Nhắc lại có chọn lọc
Nghĩa là không nhắc lại nguyên vẹn. Tuy nhiên nó vẫn kế thừa các yếu tố tạo hình, đồng thời tạo nên sắc thái mới.
Nguyên tắc xen kẽ
Là hình thức sắp xếp các yếu tố trang trí xen kẽ lẫn nhau tạo nhịp điệu. Điều này tạo sự thay đổi cho bố cục. Có thể sắp xếp các yếu tố trang trí xen kẽ theo những cách thức sau:
- Xen kẽ về hình mảng. Mảng nhỏ giữa những mảng lớn, mảng đơn giản giữa những mảng có hình chi tiết, mảng chi tiết xen kẽ với mảng nền.
- Xen kẽ đậm nhạt. Sắp xếp đậm xen giữa sáng và trung gian.
- Xen kẽ về màu. Sắp xếp màu này xen lẫn màu khác, màu nóng xen giữa màu lạnh. Ta cũng có thể sử dụng cách xen nét có màu tươi, rực vào giữa các mảng màu trung tính, màu trầm tạo hiệu quả sinh động cho màu sắc.
Nguyên tắc phá thế
Là phương pháp sử dụng một hay vài yếu tố tạo hình nào đó để làm thay đổi thế bố cục. Từ đó tạo nên sắc thái mới cho bố cục. Điều này giúp bố cục chuyển từ hình thế này sang hình thế khác. Có thể dùng mọi yếu tố ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt để phá thế. Tuỳ theo mỗi tác phẩm cụ thể để lựa chọn cách phá thế riêng nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật.
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :
Các bước trang trí hình chữ nhật
Bước 1 : Tìm ý tưởng
Đầu tiên khi vẽ bài trang trí cơ bản, người học cần nghiên cứu kỹ nội dung, yêu cầu của đề tài. Sau đó cố gắng tìm họa tiết cho phù hợp.
Bước 2 : Phác thảo bố cục mảng
Phân bố mảng phải cân đối, có trọng tâm, làm rõ ý đồ của bố cục. Hình mảng cần có sự đa dạng về kích thước, tuy nhiên chúng phải có tỷ lệ hợp lý giữa mảng chính và phụ. Qua đây, chúng làm cho bố cục vừa có sự chặt chẽ, cân đối, lại vừa có độ thoáng rộng.
Bước 3 : Phác thảo họa tiết trong mảng
Họa tiết trong trang trí cơ bản nhất thiết phải được nghiên cứu từ những đối tượng. Ví dụ như sự vật trong thực tế, song chúng phải mang tính đơn giản hóa và cách điệu. Trong quá trình sáng tạo họa tiết, sinh viên cần học tập tinh thần bố cục, phương pháp cách điệu từ những họa tiết vốn có.
Bước 4 : Phác thảo đậm nhạt
Có thể tìm ba phác thảo đậm nhạt với cách phân bổ khác nhau. Việc tìm đậm nhạt trong bài trang trí có vai trò quan trọng. Nó giúp cho người học có thể dễ dàng hơn trong việc tạo không gian, tầng thứ cho các lớp họa tiết. Phác thảo đậm nhạt là cơ sở để thực hiện phác thảo màu.
Bước 5 : Phác thảo màu
Căn cứ theo phác thảo đậm nhạt được chọn, người học tiến hành làm phác thảo màu. Cách làm cũng giống như làm phác thảo đen trắng. Người học tìm vài phác thảo nhỏ với những tông màu chủ đạo khác nhau.
Trong cuộc sống, trang trí hình chữ nhạt được áp dụng đa dạng. Nó được áp dụng vào đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất, trong kiến trúc hay trong ngành thời trang. Một số ví dụ cụ thể: trang trí thảm len, sản phẩm thổ cẩm, …
Qua bài học nào, chúng ta sẽ có thể nắm vững kiến thức cơ bản để trang khí vật dụng hình chữ nhật theo ý muốn, và phát huy được hết ý nghĩa thẩm mỹ của chúng.
Nhận xét
Đăng nhận xét