Chuyển đến nội dung chính

HỌC VẼ MÀU NƯỚC CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Học vẽ màu nước cho người mới bắt đầu

link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/hoc-ve-mau-nuoc-co-ban/
Màu nước (watercolor) là chất liệu yêu thích của nhiều lứa tuổi. Tại Nhật bản, các học sinh cấp 1, cấp 2 đã được tiếp xúc với màu nước và các kỹ thuật cơ bản của màu nước. Đến những nghệ sĩ lớn cũng sử dụng màu nước làm chất liệu để sáng tác nên những tác phẩm tuyệt đẹp. Đặc điểm cơ bản của màu nước là độ trong trẻo, sự loang và pha trộn màu sắc mềm mại. Chất liệu màu nước giúp cho người vẽ tạo nên nhiều tác phẩm sống động, êm ái. Chúng ta cùng điểm qua một số kỹ thuật để cùng học vẽ màu nước cơ bản cho người mới bắt đầu.
Có thể chọn ra 7 kỹ thuật màu nước cơ bản dành cho người mới bắt đầu nên biết.

Hãy cùng chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Một bộ màu nước cơ bản.(12 màu cơ bản)
  • Giấy dành cho vẽ màu nước (định lượng 200gsm) (bạn dễ dàng mua ở các trung tâm họa cụ).
  • Cọ mềm.
  • Dụng cụ để pha màu (pallette, hoặc bất cứ vật đựng gì)

CỌ ƯỚT trên GIẤY ƯỚT (Học vẽ màu nước cơ bản)

Kỹ thuật đầu tiên là kỹ thuật ƯỚT trên ƯỚT (wet on wet). Kỹ thuật này sẽ cho ta một hiệu ứng tự nhiên và khá thú vị.
Dùng một cọ đầu dẹp mềm, quét nước sạch lên vùng ô vuông (không nhiều lắm, chỉ vừa ẩm giấy thôi nhé). Sau đó, lấy một ít màu pha với nước, sử dụng cọ ẩm lấy màu và chấm lên mặt giấy ướt. Bạn hãy thử và cảm nhận hiệu ứng loang của màu. Dùng nhiều loại màu xanh dương khác nhau tùy thích, để cảm nhận sự pha trộn tự nhiên của màu nước trên mặt giấy. Khi giấy còn ướt, bạn có thể nghiêng giấy để màu có thể chảy loang đến các vùng theo ý thích. Hãy thực hành, sẽ rất thú vị đấy.
Đây là một kỹ thuật được sử dụng nhiều để vẽ trên một vùng giấy rộng : dùng cho vẽ bầu trời, mây; hay mặt nước; sóng biển. Hoặc là dùng cho lớp lót màu đầu tiên trên giấy.
Kỹ thuật màu nước : Ướt trên ướt
Kỹ thuật màu nước : Ướt trên ướt ( Nguồn internet )

CỌ ƯỚT trên GIẤY KHÔ (Học vẽ màu nước cơ bản)

Sử dụng pha trộn các màu Cadmium Red Light, Magenta, and Opera với một ít nước. Tô các màu đó trên giấy khô với các góc khác nhau. Cách này giúp ta kiểm soát được vùng cần tô màu; và ở các đoạn giao nhau giữa các màu, bạn sẽ thấy có sự loang màu và pha trộn tự nhiên.
Điều đó làm cho bức tranh trở nên mềm mại, có sự chuyển từ màu này sang màu kia. Có thể nhận thấy, kỹ thuật ướt trên khô giúp cho màu không bị phai lợt hay loang nhiều như ở kỹ thuật ướt trên ướt
Kỹ thuật màu nước : Ướt trên khô
Kỹ thuật màu nước : Ướt trên khô ( Nguồn internet )

CỌ KHÔ trên GIẤY KHÔ (Học vẽ màu nước cơ bản)

Kỹ thuật này còn gọi tắt là kỹ thuật cọ khô. Như tên gọi của nó, dùng một lượng rất ít nước để pha màu với cọ tròn; sau đó làm khô một ít trên giấy thấm trước khi đưa lên giấy vẽ. Kỹ thuật này rất tiện ích khi ta muốn thể hiện bề mặt chất liệu thô ráp như gạch, nền đất, hay là một mặt hồ phản chiếu.
Kỹ thuật này cho phép ta kiểm soát vùng vẽ. Màu chỉ phai hay loang một ít khi gặp các vùng màu khác. Màu không bị phai hay loang rộng.
Kỹ thuật màu nước : Khô trên khô
Kỹ thuật màu nước : khô trên khô ( Nguồn internet )

CỌ KHÔ trên GIẤY ƯỚT (Học vẽ màu nước cơ bản)

Một kỹ thuật tiếp theo, đó là kỹ thuật cọ khô trên ướt. Bạn hãy dùng màu Blue tô đều lên nền với nước (dùng cọ dẹp). Sau đó, sử dụng các màu như Cadmium Yellow Medium, Sepia, Cadmium Red Light, lấy cọ tròn lấy màu cùng một ít nước. Lấy bớt màu bằng cách chấm cọ màu lên giấy khô sau đó mới dử dụng lên giấy vẽ có nền blue. Vì cọ không hoàn toàn ướt, ta có thể nhận thấy các bờ ranh giới của vệt màu không bị loang mạnh. Ta vẫn kiểm soát được vùng vẽ. Nếu bạn muốn giảm thiểu sự loang của màu, hãy chờ giấy khô một ít trước khi tô lớp tiếp theo.
Kỹ thuật màu nước : Khô trên ướt
Kỹ thuật màu nước : Khô trên ướt ( Nguồn internet )

TRẢI MÀU ĐỀU (Học vẽ màu nước cơ bản)

Thay một tờ giấy mới, chúng ta cùng chuyển sang kỹ thuật trải màu đều (Flat wash). Trải màu là kỹ thuật làm một lớp màu mỏng nhẹ, đều. Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, nhưng màu được tô đều đặn, nhẹ nhàng. Làm ước giấy bằng nước sạch, sau đó dùng cọ dẹp bản lớp, lấy ít màu nước quét nhẹ đều lên bề mặt. Bạn có thể nghiêng giấy để màu loang đều trên mặt giấy. Lưu ý, lấy ít màu trên cọ.
Kĩ thuật màu nước : Trải màu đều
Kĩ thuật màu nước : Trải màu đều ( Nguồn internet )
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

TRẢI MÀU NHẠT DẦN (Học vẽ màu nước cơ bản)

Cũng là trải màu đều, nhưng kỹ thuật này làm nên hiệu ứng Ombré, nhạt dầnĐầu tiên, ta làm ướt giấy bằng nước sạch; sau đó lấy màu vừa đủ, không nhiều quá. Ta bắt đầu tô màu theo đường ngang từ trên xuống dưới, rồi dựng bảng vẽ dốc lên; trọng lực sẽ giúp cho màu loang từ trên xuống dưới. Nếu màu còn nhiều trên cọ, hãy dùng khen giấy lấy bớt màu. Đây là một trong những kỹ thuật đặc trưng của màu nước. Màu sẽ được trải đều từ trên xuống dưới, nhưng loang nhẹ nhạt dần.
Kĩ thuật màu nước : trải màu nhạt dần
Kĩ thuật màu nước : trải màu nhạt dần (Nguồn internet)

TRẢI NHIỀU MÀU LOANG (Học vẽ màu nước cơ bản)

Kỹ thuật này thường được dùng nhiều để vẽ lớp màu đầu tiên của tranh, hoặc để miêu tả lớp nước nhiều màu sắc. Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, giấy vẽ được làm ướt trước và sau đó mới tô màu. Hãy thử với nhiều màu khác nhau, đừng giới hạn bản thân. Kết quá sẽ khiến ta cẩm thấy thú vị.
kĩ thuật màu nước : Trải nhiều màu loang
kĩ thuật màu nước : Trải nhiều màu loang (Nguồn internet)

Học vẽ màu nước cơ bản tại Art Land TP HCM

Tại trung tâm Art Land có các khóa chuyên đề màu nước dành cho các bạn muốn trải nghiệm bản thân. Hãy liên hệ với lớp dạy vẽ Art Land để được tư vấn thêm nhé.
Bài vẽ màu nước của học viên Artland
Bài vẽ màu nước của học viên Artland
Trung tâm luyện thi mỹ thuật kiến trúc tốt nhất tp hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT, INOX, THỦY TINH, SỨ TRẮNG

31 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-tinh-vat-inox-thuy-tinh-su-trang/ Hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng Ở video hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, thủy tinh, Sứ trắng này, chúng ta cùng học cách tả  chất liệu khác nhau  của vật liệu. Ở mỗi chất liệu có mỗi tính chất về độ phản quang, độ trong suốt và độ nhám bề mặt khác nhau. Nếu chỉ là bài vẽ tĩnh vật thông thường, có thể không phải tả quá chính xác chất liệu; mà phải hiểu đặc tính là chính. Các điểm lưu ý khi vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng 1. Bước dựng hình Các bước dựng hình cần phân tích về  khối cơ bản  trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối. Bố cục tranh tĩnh vật trên giấy không được lệch. Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo. Bên cạnh phương pháp dùng que đo; các bạn hãy thử thêm về  phương pháp ước lượng.  Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ư

VIDEO 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MŨI TƯỢNG

29 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-khoi-mui-tuong/ Hướng dẫn vẽ Khối mũi tượng thạch cao Trung tâm  hấp dẫn ngũ quan  nằm ở mũi. Mũi nằm ở chính giữa của mặt, là phần liên kết của các ngũ quan khác, có tác dụng cực kỳ quan trọng. Bài này sẽ hướng dẫn vẽ khối mũi tượng thạch cao; để hình dung được các khối của mũi. Mũi là bộ phận  tương đối khó  xử lý. Mũi chia làm nhiều diện khác nhau. Lưu ý các diện này để thể hiện được đặc tính của khối mũi. Cấu trúc khối mũi tượng LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND Những điểm cần quan tâm để vẽ mũi được chính xác cấu trúc Hình dáng mặt thẳng của sống mũi Không phải lúc nào sống mũi cũng thẳng theo hình thang. Cần chú ý độ gồ ghề của sống mũi. Độ cao của mũi Cần lưu ý đến độ cao của gốc mũi, là khoảng cách giữa đường thằng gốc mũi và đường liên kết góc trong hai mắt. Đặc điểm này sẽ rất quan trọng khi vẽ góc nghiêng của tượng. Khố

TOP 5 ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

15 Th2 link bài viết đầy đủ:  https://mythuat.info/top-5-dai-hoc-dao-tao-nganh-thiet-ke-do-hoa/ Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa. Ngành thiết kế đồ họa  và một ngành đang có nhu cầu cao trong tuyển dụng. Khi phương tiện truyền thông đa hạ tầng phát triển, đòi hỏi về nhân lực trong ngành này rất cao; vì thế ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành được các bạn trẻ ưu chuộng hiện nay. Tuyển dụng trong ngành thiết kế đồ họa thường không đòi hỏi về bằng cấp mà chú trọng vào kỹ năng và tay nghề. Tuy nhiên, để có một nền tảng kiến thức tốt và có thể phát triển xa trong nghề; việc lựa chọn một chương trình đào tạo phù hợp là một bước khởi đầu đúng đắn cho các bạn trẻ. Sau đây là  top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa  mà các bạn có thể tham khảo. Ngành thiết kế đồ họa đại học Kiến trúc 2020 LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC LỚP : FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND 1. Đại học Kiến trúc TPHCM – Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết