Chuyển đến nội dung chính

HÌNH KHỐI CƠ BẢN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VẬT THỂ


khối

HÌNH KHỐI CƠ BẢN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VẬT THỂ

Hình khối cơ bản là gì ? Vẽ Cấu trúc cơ bản cho một vật thể. Tại sao phải vẽ những khối cơ bản này, điều này có thật sự cần thiết cho việc học vẽ chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Cấu trúc cơ bản là gì? Hình khối cơ bản

Cấu trúc của một vật thể trong tự nhiên đều có thể được quy về 3 dạng khối chính là: khối cầu, khối trụ, khối vuông.
Hình 1: khối tròn, khối trụ, khối vuông (Nguồn: internet)
Hình 1: khối tròn, khối trụ, khối vuông (Nguồn: Internet)
Từ ba dạng hình khối cơ bản này, nếu ta kéo giãn hay thay đổi về kích thước, hướng hình, góc nghiêng thì sẽ được nhiều dạng khối trong thực tế.
Hình 2: Các dạng biến đổi từ các khối cơ bản. (Nguồn: Proko)
Vì thế nắm vững phương pháp dựng hình khối cơ bản sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn trong việc phát triển khả năng hình họa, phác thảo vật thể trong không gian ba chiều.
Ví dụ 1: khối tròn nếu kéo giãn  hay uốn cong thì sẽ có hình dạng giống như vật mẫu trong thực tế (quả cảm, quả tao, trái banh,…).
Hình 3: Vẽ vật mẫu từ khối cầu (Nguồn: printerest)
Hình 3: Vẽ vật mẫu từ khối cầu (Nguồn: Printerest)
Ví dụ 2: khối trụ, khi thay đổi kích thước hai đáy khác nhau sẽ trở thành các dạng của hình chóp. ( các khối kiến trúc, mái nhà, trụ cột,…).
Hình 4: vẽ mẫu vật  từ khối trụ. (Nguồn: Pinterest)
Hình 4: vẽ mẫu vật từ khối trụ (Nguồn: Pinterest)
Ví dụ 3: khối vuông, khi thay đổi kích thước các cạnh hay uốn cong nhiều hướng thì ta sẽ phát hiện nó giống với một số hình ảnh trong thực tế mà ta gặp hằng ngày. (bàn ghế, thang cuốn,…)
Hình 5: Vẽ mẫu vật từ khối vuông (Nguồn: Printerest)
Hình 5: Vẽ mẫu vật từ khối vuông (Nguồn: Printerest)
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH

Cấu trúc hình khối cơ bản để làm gì?

Khi ta đã nắm vững kiến thức vẽ khối cơ bản, việc đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc dựng hình các cật thể trong không gian ba chiều. Một vật trong thực tế sẽ được phân tích thành các khối cơ bản trong bước phác thảo, giúp cho ta dựng hình chắc chắn và đúng cấu trúc.
Ví dụ 4: Phác thảo con lạc đà bằng các khối cơ bản như trên hình,
Hình 6: con lạc đà từ khối cơ bản (Nguồn: Proko)
Hình 6: con lạc đà từ khối cơ bản (Nguồn: Proko)

Phân tích cơ thể người thành dạng hình khối cơ bản

Ví dụ 5: phác thảo cơ thể người phức tạp cũng bằng các khối cơ bản.
Hình 7: cơ thể người từ khối cơ bản (Nguồn: Pinterest)
Hình 7: cơ thể người từ khối cơ bản (Nguồn: Pinterest)
Có nhiều các lựa chọn hình khối cơ bản để phân tích một vật thể. Đôi lúc ta cần các khối trụ để phác thảo tay và chân, nhưng cũng có thể sử dụng các khối vuông để phân tích chúng. Vậy đâu là sự khác nhau giữa các khối cơ bản.
  • Khối tròn: khi vẽ bằng 1 nét, ta chỉ có thể hình dung là hình một chiều, nếu kéo giãn thành hình oval thì sẽ hình dung thấy hướng hình trong không gian 2 chiều.
Hình 8: Khối tròn
Hình 8: Khối tròn
  • Khối trụ: nhờ vào hai mặt đáy thì hình trụ cho ta thấy độ dày của vậy thể cũng như hình ảnh trong không gian ba chiều.
  • Khối vuông: có 6 mặt với các góc cạnh rõ rệt cho ta hình dung rõ nét nhất về vật thể với mặt trước, mặt sau, mặt bên trong không gian ba chiều mà hình trụ không cho ta thấy được.
Hình 9: Khối trụ, khối vuông
Hình 9: Khối trụ, khối vuông
Tóm lại, tùy sự cần thiết thể hiện các tính chất trong việc phác thảo vật thể mà ta chọn khối cơ bản nào để thể hiện.
Ví dụ 6: cấu trúc cơ thể người có thể phác thảo dưới hai dạng khối trụ hay khối hộp.
Hình 10: vẽ thân người theo khối trụ, khối vuông
Hình 10: vẽ thân người theo khối trụ, khối vuông
  • Làm thế nào để thể hiện cấu trúc cơ bản trong không gian ba chiều?

Phác thảo hình trụ:

  • Xác định hướng hình, độ dài và độ rộng của khối trụ.
  • Lưu ý về luật xa gần: gần lớn xa nhỏ.
  • Vẽ hai hình elipse để thể hiện hai mặt đáy của khối trụ
  • Lưu ý về trục của hai đáy ( có trục cùng hướng với trục của khối trụ)
  • Lỗi sai thường gặp là khi vẽ đường viền khối thể hiện thể tích của khối trụ là thường bị vẽ phẳng.
Hình 11: Vẽ khối trụ.

Phác thảo khối vuông:

  • Ta cần lưu ý về luật phối cảnh để vẽ một khối vuông: gần lớn, xa nhỏ, các điểm tụ ở các trường hợp khác nhau.
  • Các trường hợp sẽ phức tạp hơn nhiều nếu khối vuông có những thay đổi về góc nghiêng, vì vậy ta cần tập luyện thường xuyên để tạo cảm giác tốt vẽ nhanh các dạng của khối vuông.
  • Phương pháp đơn giản để người bắt đầu vẽ là:
    • Xác định mặt trước (mặt nhìn thấy rõ nhất), xác định hướng của mặt này để xác định hướng tụ.
    • Xác định đường tầm mắt: nhờ đó ta xác định được nhìn thấy mặt trên hay mặt dưới của khối vuông. Nếu mắt nhìn từ phía trên của khối, ta sẽ nhìn thấy mặt trên, ngược lại ta sẽ nhìn thấy mặt dưới.
    • Vẽ các cạnh còn lại theo hướng tụ đã xác định trước đó.
    • Lưu ý đến độ dài của các cạnh ở các trường hợp khác nhau.
Hình 12: phối cảnh khối vuông (Nguồn: Printerest)
Hình 12: phối cảnh khối vuông (Nguồn: Printerest)

Vẽ được mọi thứ từ hình khối cơ bản

Ta hay bắt gặp một số khối vuông được vẽ có các cạnh song song với nhau. Điều này không thể hiện được hình khối trong không gian ba chiều. Sau hôm nay, hãy vẽ khối vuông theo không gian ba chiều nhé.
Qua các khối cơ bản chúng ta có thể nắm rõ được các quy luật của phối cảnh, dựng hình, lắp ghép khối từ đó làm tiền đề phân tích các khối phức tạp và hình dung được các sự vật khác được lắp ghép từ những khối cơ bản nào. Dựa vào kiến thức có được từ việc học vẽ hình khối. Chúng ta sẽ vẽ được các sự vật, đối tượng phức tạp nhất. (Ví dụ cơ thể người)
Các bạn hãy tập luyện thêm về việc phân tích khối cơ bản từ các vật thể gần gũi xung quanh mình. Hãy luôn quan sát và phân tích, đó là kỹ năng cần phải tập luyện thường xuyên.

Các lớp chuyên đề vẽ hình họa cơ bản tại ARTLAND.

Tại ARTLAND có nhiều lớp vẽ dạy từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó lớp cơ bản hình họa sẽ trang bị cho người học kiến thức cơ bản về hình khối; phối cảnh từ đó được luyện tập thêm các khối nâng cao, vật thể thực tế. Trong quá trình giảng day, đọi ngũ giảng viên cửa ARTLAND sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng cho từng học viên; chỉnh sửa các lỗi sai thường mắc phải; tạo cho học viên thói quen tốt trong việc phân tích vật thể thành các khối cơ bản. Đó là một kỹ năng cơ bản và quan trọng dành cho mọi người để có thể phát triển khả năng mỹ thuật về sau.
Dưới đây là một video clip do Art Land thực hiện.(Họa sĩ Võ Nhật Hạ) Đầu tiên chúng tôi phân tích khối của chai rựơu thành các khối trụ nhỏ ghép lại. Việc dựng hình va đánh bóng trở nên đơn giãn hơn do biết nguyên tắc của vẽ khối trụ từ trước. Các bạn hãy cùng xem video clip bên dưới nhé.
Trung tâm luyện thi mỹ thuật kiến trúc tốt nhất tp hcm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT, INOX, THỦY TINH, SỨ TRẮNG

31 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-tinh-vat-inox-thuy-tinh-su-trang/ Hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng Ở video hướng dẫn vẽ tĩnh vật, Inox, thủy tinh, Sứ trắng này, chúng ta cùng học cách tả  chất liệu khác nhau  của vật liệu. Ở mỗi chất liệu có mỗi tính chất về độ phản quang, độ trong suốt và độ nhám bề mặt khác nhau. Nếu chỉ là bài vẽ tĩnh vật thông thường, có thể không phải tả quá chính xác chất liệu; mà phải hiểu đặc tính là chính. Các điểm lưu ý khi vẽ tĩnh vật, Inox, Thủy tinh, Sứ trắng 1. Bước dựng hình Các bước dựng hình cần phân tích về  khối cơ bản  trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối. Bố cục tranh tĩnh vật trên giấy không được lệch. Khi dựng hình, chú ý đến phân tích diện để thuận lợi hơn cho bước đánh bóng tiếp theo. Bên cạnh phương pháp dùng que đo; các bạn hãy thử thêm về  phương pháp ước lượng.  Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ư

VIDEO 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MŨI TƯỢNG

29 Th8 link bài viết đầy đủ: https://mythuat.info/huong-dan-ve-khoi-mui-tuong/ Hướng dẫn vẽ Khối mũi tượng thạch cao Trung tâm  hấp dẫn ngũ quan  nằm ở mũi. Mũi nằm ở chính giữa của mặt, là phần liên kết của các ngũ quan khác, có tác dụng cực kỳ quan trọng. Bài này sẽ hướng dẫn vẽ khối mũi tượng thạch cao; để hình dung được các khối của mũi. Mũi là bộ phận  tương đối khó  xử lý. Mũi chia làm nhiều diện khác nhau. Lưu ý các diện này để thể hiện được đặc tính của khối mũi. Cấu trúc khối mũi tượng LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND Những điểm cần quan tâm để vẽ mũi được chính xác cấu trúc Hình dáng mặt thẳng của sống mũi Không phải lúc nào sống mũi cũng thẳng theo hình thang. Cần chú ý độ gồ ghề của sống mũi. Độ cao của mũi Cần lưu ý đến độ cao của gốc mũi, là khoảng cách giữa đường thằng gốc mũi và đường liên kết góc trong hai mắt. Đặc điểm này sẽ rất quan trọng khi vẽ góc nghiêng của tượng. Khố

TOP 5 ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

15 Th2 link bài viết đầy đủ:  https://mythuat.info/top-5-dai-hoc-dao-tao-nganh-thiet-ke-do-hoa/ Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa. Ngành thiết kế đồ họa  và một ngành đang có nhu cầu cao trong tuyển dụng. Khi phương tiện truyền thông đa hạ tầng phát triển, đòi hỏi về nhân lực trong ngành này rất cao; vì thế ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành được các bạn trẻ ưu chuộng hiện nay. Tuyển dụng trong ngành thiết kế đồ họa thường không đòi hỏi về bằng cấp mà chú trọng vào kỹ năng và tay nghề. Tuy nhiên, để có một nền tảng kiến thức tốt và có thể phát triển xa trong nghề; việc lựa chọn một chương trình đào tạo phù hợp là một bước khởi đầu đúng đắn cho các bạn trẻ. Sau đây là  top 5 Đại học đào tạo ngành thiết kế đồ họa  mà các bạn có thể tham khảo. Ngành thiết kế đồ họa đại học Kiến trúc 2020 LIÊN HỆ VỚI  ART LAND  ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC LỚP : FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT ART LAND 1. Đại học Kiến trúc TPHCM – Top 5 Đại học đào tạo ngành thiết